Hiện nay bụi công nghiệp được sinh ra trong các quy tình sản xuất và mỗi ngành lại sản sinh ra các loại bụi khác nhau. Một giải pháp vô cùng tối ưu được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, khu công nghiệp hiện nay đó chính là hệ thống hút bụi. Vậy làm thế nào để đảm bảo hiệu quả của hệ thống khi áp dụng cho nhà máy sản xuất của mình? Cùng tìm hiểu tính toán sơ bộ hệ thống hút bụi công nghiệp dưới đây.
Tính tốc độ gió qua màng lọc
Tốc độ gió qua màng lọc là một lượng thể tích không khí qua một đơn vị diện tích trong vòng 60 giây/ 1 phút. Xem xét từng loại bụi mà ta có thể chọn tốc độ gió qua màng lọc cho hợp lý
- Theo mong muốn người dùng
- Kinh nghiệm sử dụng hoặc chuyên gia tư vấn
- Dựa theo con số đo thực tế
Diện tích của màng lọc
Diện tích của màng lọc được tính theo công thức tiêu chuẩn sau: A = Q/V (m2)
A: Diện tích vật liệu màng lọc (m2)
Q: Lưu lượng khí cần và xử lý (m3/s)
V: Vận tốc gió qua màng lọc (m/s).
Vận tốc gió tại miệng hút
Tùy vào trọng lượng bụi mà vận tốc gió tại miệng quạt hút sẽ khác nhau:
Bụi nhẹ không di chuyển: vận tốc gió 0.25-0.5m/s
Bụi nhẹ và vận tốc phát tán không lớn: 0.5-1m/s
Bụi phát tán: 1-2.5m/s
Bụi phát tán có vận tốc cao: từ 10m/s trở lên.
Lưu ý rằng vận tốc hút sẽ phải lớn hơn tốc độ phát tán của bụi
Vận tốc gió di chuyển của bụi trong đường ống
Luồng gió di chuyển trong đường ống dẫn bụi có vận tốc nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại bụi di chuyển:
+ Không khí: 5-10m/s
+ Khói bụi , hơi sương: 10-15m/s
+ Bụi nhẹ hoặc các loại bông, xơ vải: 12.5-15m/s
+ Bụi khô: 15-20m/s
+ Bụi công nghiệp: 15-20m/s
+ Bụi nặng: 22-45m/s hoặc cao hơn.
AZK hiện là đối tác lĩnh vực thiết kế và cung cấp đường ống hút bụi uy tín cho rất nhiều nhà máy, nhà xưởng sản xuất trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hoặc cần tìm nguồn cung ứng ống hút bụi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tối ưu hiệu quả nhất nhé!
Tham khảo thêm về ống hút bụi: